Chọn Wi-Fi 3G cố định hay di động

Thị trường thiết bị phát sóng Wi-Fi 3G phong phú về chủng loại, nhãn hiệu, tính năng và giá cả mang đến cho người dùng nhiều chọn lưa nhưng cũng khiến họ khá bối rối không biết nên sở hữu loại nào cho phù hợp với nhu cầu của mình. Tuy có nhiều loại thiết bị, nhưng có thể chia ra làm 2 loại chính phù hợp với từng nhu cầu sử dụng cụ thể.
Wi-Fi 3G

Thiết bị phát Wi-Fi 3G cố định

Loại này có hình thức không khác nhiều so với các bộ phát Wi-Fi ADSL. Có thể có nhiều anten hoặc có anten ngầm, có cổng Lan, Wan và thêm 1 cổng USB để kết nối với USB 3G. Do vậy, bạn có thể phát Wi-Fi ADSL hay 3G tùy vào nhu cầu của mình. Thiết bị có kích thước lớn, có thể hoạt động liên tục 24/24 nên thích hợp tại văn phòng, nhà ở. Tùy theo diện tích nhà và cách bố trí từ bộ phát đến các thiết bị thu như máy tính ở phòng làm việc, phòng ngủ, bếp... mà bạn lựa chọn loại có công suất phát phù hợp để có thể bao phủ sóng Wi-Fi toàn bộ nhà.

Lưu ý, thiết bị có anten ngầm sẽ phát sóng yếu hơn anten nổi gắn ngoài. Các router giá rẻ, loại từ 300- 400.000 đồng phát sóng khá mạnh nhưng độ ổn định sẽ không thể bằng các dòng router đắt tiền từ 600.000 đồng trở lên của các thương hiệu lớn. Nếu có điều kiện, từ hơn 1 triệu đồng trở lên thì nên chọn các loại router có khả năng phát sóng trên cả 2 băng tần 2,4Ghz và 5Ghz như Linksys E-series hoặc có công nghệ thông minh phân biệt được dữ liệu duyệt web, dữ liệu download, dữ liệu game online và tự động phân luồng ưu tiên như các thiết bị của Edimax. Một số các tính năng khác mà người dùng cũng cần quan tâm như: Khe cắm thẻ nhớ, USB (để chia sẻ dữ liệu) hỗ trợ download bittorent không cần máy tính, cổng kết nối máy in (để chia sẻ máy in). Trường hợp chỉ có các nhu cầu cơ bản thì chỉ cần  router 3G giá từ 400 - 500.000 đồng là được.

Thiết bị phát Wi-Fi 3G di động


Với lợi điểm là nhỏ gọn, kiểu dáng thời trang, có thể để trong túi xách, túi áo và mang đi bất cứ nơi đâu, router 3G đang được nhiều người dùng ưa chuộng. Một số mẫu còn kèm theo pin cho phép phát 3G ngay cả khi không có điện và trong điều kiện di chuyển liên tục. Hiện đã có nhiều nhà xe tốc hành trang bị bộ phát Wi-Fi 3G cho khách đi xe (xe du lịch tốc hành Phương Trang). So với router loại  cố định, router 3G có mẫu mã, chủng loại, tính năng đa dạng hơn vì ngay trong bản chất, 3G là di động nên thiết bị phát sóng Wi-Fi 3G di động được ưa chuộng hơn cả. Hiện trên thị trường đang phổ biến các thiết bị của Huawei, Edimax và một số hàng xách tay từ nhà mạng nước ngoài như AT&T, Vodafone …

Chọn router 3D di động, điều đầu tiên bạn cần quan tâm là thời lượng pin và nhất thiết phải có khe gắn sim nhằm tiết kiệm chi phí mua USB 3G và trông thiết bị sẽ thời trang hơn. Những tùy chọn khác như khe cắm thẻ nhớ, khả năng chia sẻ dữ liệu không dây có thể có hoặc không nhưng nếu có thì vẫn tốt hơn trong một số trường hợp. Lưu ý là loại thiết bị này sẽ phát sóng khá yếu, khi hoạt động với pin sẽ sinh ra nhiệt (nóng, không nên dùng 24/24) và cũng rất ít cổng kết nối. Một số loại thậm chí còn không có cổng Lan (không thể phát Wi-Fi ADSL). Hiện trên thị trường cũng đã  xuất hiện thiết bị phát Wi-Fi 4G LTE nhằm chuẩn bị cho nhu cầu 3- 4G sẽ bùng nổ trong thời gian tới.

Ưu, nhược điểm từng loại

Như đã phân tích, router 3G cố định có khả năng phát sóng mạnh, có thể phát cả ADSL và 3G, giá tốt nhưng lại không thể mang theo. Bù lại, router 3G di động nhỏ gọn, tích hợp nhiều chức năng hiện đại, có thể mang theo nhưng khả năng phát sóng yếu, dùng nhiều dễ sẽ rất nóng, đầu tư ban đầu khá cao, thường dao động từ hơn 1 triệu đồng trở lên.

Mặc dù nhiều loại router 3G cố định có thể dùng liên tục 24/24 nhưng để đảm bảo tuổi thọ thiết bị lâu dài, khi không dùng thì cũng nên tắt nguồn điện cho thiết bị “nghỉ ngơi”. Với router 3G di động, bạn cần chú ý không đặt để thiết bị trong túi quần, áo hoặc túi xách nếu có việc phải dùng lâu. Lúc này thiết bị sẽ rất nóng. Ngoài việc thiết bị sẽ phát sóng kém, dễ gây hỏng hóc thì cũng sẽ có những sự cố không mong muốn xảy ra như cháy, nổ...

Một số mẫu phổ biến trên thị trường


Loại cố định: Router CQR-981 giá 680.000 đồng. Bảo hàng 2 năm, khả năng phát sóng Wi-Fi từ USB 3G, phát sóng Wi-Fi từ cáp mạng và modem, thu sóng Wi-Fi rồi phát lại. Router WZR-HP-G300NH giá 1 triệu đồng, mạng LAN Gigabit, có cổng USB để cắm USB 3G hoặc HDD Box để share trong mạng LAN, ngoài ra còn có chức năng download torrent không cần máy tính. Router TP LINK TL MR3320 IEEE 802.11/b/g/n: 1 cổng cắm USB 3G, 1 cổng WAN, 4 cổng LAN, giá 550.000 đồng...

Loại di động: Router Edimax Portable giá 2,1 triệu đồng: cổng cắm USB 3G, tích hợp pin, nhỏ gọn. Router Huawei E586 chỉ cần cắm sim, không cần USB 3G, phát ra sóng Wi-Fi chuẩn N cho nhiều người sử dụng. Thiết bị có tốc độ 21.6 Mbps không cần nguồn điện, nó có tích hợp pin 1500mAh lên có thể liên tục sử dụng trong 5h liên tục (hết pin có thể nạp). Các máy tính có thể vừa kết nối Internet qua sóng 3G, vừa có thể liên kết với nhau qua mạng LAN không dây chuẩn b/g tốc độ 54Mbps, giá 3.500.000 đồng. Router Sierra Wireless AirCard® 754S Mobile Hotspot giá 4 triệu, thu sóng 3G và phát lại dưới dạng Wi-Fi hay kết nối USB, hỗ trợ mạng 4G LTE 3G HSPA+ và HSPA, tốc độ download tối đa lên tới 21.6 Mbps, thiết kế cực kỳ nhỏ gọn và sang trọng, chỉ tương đương một chiếc di động, Pin 1800 mAh lên tới 5 giờ sử dụng, màn hình LCD hiển thị đầy đủ các thông tin cần thiết như tổng dung lượng được thống kê trực tiếp trên màn hình, hỗ trợ định vị toàn cầu GPS và A-GPS, giao diện điều khiển tích hợp trong web, khe cắm thẻ nhớ Hot Plug - tối đa 32 GB và chia sẻ dữ liệu trực tiếp qua đường Wi-Fi hoặc dây USB.                                                                                                  
 Cát Tường (XHTTOnline)
Tags: , ,

Sự lựa chọn đúng đắn

Mời các bạn ghé thăm CHUYÊN TRANG Ý TƯỞNG VÀ SÁNG CHẾ ĐỘC LẠ tại EVNTEL.COM

0 nhận xét

Leave a Reply